Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI

TỤC LỆ XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI VIỆT NAM Ở đâ tôi không nghiên cứu cách xưng hô các danh từ thân tộc như anh, chị, em, chú, bác, ông, bà vì đó thuộc lãnh vực ngữ học và thân tộc học. Nhiệm vụ của tính danh học là: (a) tìm hiểu những tục lệ khi xưng hô tên, (b) cách phối hợp giữa tên người với tên chức vụ và nghề nghiệp. Người Việt Nam đã áp dụng những tục lệ sau đây khi xưng hô tên. 1. Tục Lệ Dùng Tên Đơn:  Người Việt có sự mâu thuẫn rõ ràng trong việc thích đặt tên kép, nhưng lại gọi nhau bằng tên đơn. Thí dụ gia đình có anh Nguyễn Hưng Thịnh, Nguyễn Hưng Phú và Nguyễn Thị Thu Thảo. Ba người ấy có tên kép nhưng gia đình chỉ gọi anh Thịnh, anh Phú, chị Thảo. Sự mâu thuẫn này đã làm nhà văn Nguyễn Tuân khó chịu, khi ông viết: Các con gọi tên con cái nên gọi cho đúng. Tên cháu là Tố Tâm thì phải gọi đúng như thế. Sao lại ăn bớt đi một chữ? Không thể bảo như thế là tiện, là dễ gọi được. Con nên bảo vợ con, không người ngoài người ta cười đến ông con mình, đến cả nhà mình. Ngày nay, người

Vì sao Trung Á thuộc về người Hồi giáo chứ không phải Trung Quốc?

Hình ảnh
Không khó để hiểu tại sao trận Talas, hay còn được gọi là trận Đát La Tư, giữa một bên là quân đội Arab-Ba Tư của triều đại Hồi giáo Abbas và bên kia là quân nhà Đường, luôn được giới nghiên cứu liệt vào danh sách một trong những trận đánh quan trọng nhất lịch sử Trung Á. Như nhà sử học James Milward, giáo sư-tiến sĩ nghiên cứu lịch sử Trung Quốc và Trung Á, đã viết trong cuốn sách lịch sử Tân Cương xuất bản năm 2007, đây có thể nói là "trận đánh đầu tiên và cũng là cuối cùng giữa quân đội Arab và quân đội Trung Quốc". Với nhiều người, trận Talas đánh dấu một cột mốc mang tính bước ngoặt trong lịch sử, khi nó quyết định "ông chủ" thực sự của khu vực Trung Á, trong một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa thế giới Hồi giáo và văn hóa Trung Hoa. Trên thực tế, bản thân trận Talas không quyết định nhiều điều, nhưng thời điểm trận đánh này xảy ra lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Do đó, hãy cũng nhìn lại bối cảnh lịch sử của trận đánh nổi tiếng này. Năm 751, triều

Thất bại liên tiếp, vì sao Gia Cát Lượng vẫn quyết đánh Tào Ngụy?

Hình ảnh
Bắc phạt kháng Tào là chiến lược quân sự lớn nhất cuộc đời Gia Cát Lượng, và cũng để lại nhiều tranh cãi cho hậu thế về nguyên nhân ông "biết rõ không thắng mà vẫn quyết đánh". Sự nghiệp Bắc phạt Trung Nguyên, hưng phục Hán thất của Gia Cát Lượng  kết thúc dở dang khi ông bệnh mất trong lần thứ 6 ra Kỳ Sơn. Lấy công làm thủ Thục Hán nước nhỏ dân ít, địa thế hiểm trở, dễ thủ khó công. Việc Khổng Minh "bất chấp hiện thực, không tự lượng sức" chinh phạt Trung Nguyên để lại nhiều tranh cãi cho hậu thế. Việc cục diện "Tam Quốc đỉnh lập" được hình thành, Thục Hán lấy được Ích Châu có liên quan mật thiết với tình thế Trung Nguyên thời hậu chiến (Xích Bích, 208) và vấn đề thất thoát nhân khẩu. Các đại thần từng dâng tấu lên Hán Hiến Đế, tổng dân số của cả nước (miền Bắc) mới bằng dân số 1 quận thời Hán thịnh. Ý kiến này dù có phần cường điệu, nhưng chứng minh được nền kinh tế - xã hội Trung Nguyên cuối thời Đông Hán bị tàn phá tới mức nào. Đồn