Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2017

Hoàng đế Quang Trung

Hình ảnh
QUANG TRUNG (NGUYỄN HUỆ) 1789-1792 Nguyễn Huệ là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng, quê ở thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, thường gọi là ấp Tây Sơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Hồ Phi Phúc đi theo nhóm chúa Nguyễn vào vùng miền Nam Trung Bộ, lập cơ nghiệp mới ở ấp Tây Sơn, huyện An Khê, đổi sang họ Nguyễn. Gia đình này có ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông có tên là Hồ Thơm, tức chú Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho. Thầy giáo vốn là người Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài nǎng của mấy cậu bé này, thường khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm - không rõ ông lấy từ đâu: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công lớn ở miền Bắc). Các tài liệu xưa đều cho biết Nguyễn Nhạc xuất thân chỉ là một viên biện lại, thường gọi là biện Nhạc, có nghề buôn trầu. Bất bình với sự chuyên quyền của Trương Phúc Loan và chúa Nguyễn đàng

Nhà Tống Lấy Đất Quảng Nguyên

Hình ảnh
Tống triều đươc. tin quân nhà Lý sang đánh phá ở châu Khâm, châu Liêm và châu Ung, lấy làm tức giận lắm, bèn sai Quách Quì làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem 9 tướng quân cùng hội với nước Chiêm thành và Chân lạp chia đường sang đánh nước Nam ta.  Tháng chạp năm bính thìn (1076) quân nhà Tống vào địa hạt nước ta. Lý triều sai Lý thường Kiệt đem binh đi cự địch. Thường Kiệt đánh chặn quân nhà Tống ở sông Như nguyệt (làng Như nguyệt ở Bắc ninh, tức là sông Cầu bây giờ). Quân nhà Tống đánh trận ấy chết hơn 1.000 người, Quách Quì tiến quân về phía tây, đến đóng ở bờ sông Phú lương30. Lý thường Kiệt đem binh thuyền lên đón đánh không cho quân nhà Tống sang sông. Quân Tống mới chặt gỗ làm máy bắn đá sang như mưa, thuyền của ta thủng nát mất nhiều, quân sĩ chết hàng mấy nghìn người. Lúc bấy giờ quân nhà Tống đánh hăng lắm, Lý thường Kiệt hết sức chống giữ, nhưng sợ quân mình có ngã lòng chăng, bèn đặt ra một chuyện nói rằng có thần cho bốn câu thơ :  Nam quốc sơn hà Nam đế

Họ Hồng Bàng

Hình ảnh
họ Hồng Bàng là do Ngô Sĩ Liên mới đưa vào  Toàn thư  hồi cuối thế kỷ XV, nhằm tìm một ông tổ chánh gốc Trung quốc cho Giao Chỉ (Bắc Việt). Và gốc cái “Ngoại kỷ Hồng Bàng thị” trong  Toàn thư  kia cũng không ở đâu xa, là sưu tầm từ  Lĩnh Nam chích quái  mà thôi. Như tên sách, “chích” 摭 nghĩa là nhón lấy, nhặt lấy.  Lĩnh Nam chích quái  嶺南摭怪 là tuyển tập sưu tầm những chuyện kỳ quái ở đất Lĩnh Nam. Còn địa danh Lĩnh Nam vốn có hai nghĩa. Ở nghĩa rộng, nó là vùng đất mênh mông bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, và cái thẻo đất lủng lẳng trong kẹt háng của Trung Hoa, mà sau này sẽ thành Giao Chỉ tức Bắc Việt. Theo nghĩa hẹp thì Lĩnh Nam dùng để chỉ khu vực phía nam của dãy Ngũ lĩnh. Lĩnh Nam còn gọi “Lĩnh ngoại”, “Lĩnh biểu” (chữ  biểu  表 đồng nghĩa với  ngoại  外, cùng là “bên ngoài”). Điều lạ thường là ở Giao Chỉ, danh từ Lĩnh Nam cũng tương tự với nghĩa rộng trên kia, và còn được mặc định đó là đất đai thuộc sở hữu sẵn có tự cao t

Lực lượng nhà Thanh đánh sang Đại Việt

Hình ảnh
1.2.1. Qu â n chính quy Theo những chi tiết ghi trong các tài liệu của Thanh triều (Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược, Thanh Cao Tông Thuần Hoàng Ðế Thực Lục, Thanh Sử Cảo, Ðông Hoa Tục Lục và các sổ sách của Bộ Hộ, Bộ Binh …) được Lai Phúc Thuận (賴福順) tổng kết trong  Càn Long Trọng Y ế u Chi ế n Tranh chi Qu â n Nhu Nghiên Cứu   (乾隆重要戰爭之軍需研 究) thì quân Thanh chia làm hai đạo chính: Quảng Tây và Vân Nam. 1.2.1.1. Lưỡng Quảng Thoạt tiên nhà Thanh điều động 5,000 quân Quảng Ðông, 10,000 quân tỉnh Quảng Tây, tổng cộng là 15,000 người. Về sau Tôn Sĩ Nghị thấy 15,000 không đủ nên lạiđiều động thêm 3,000 lính nữa từ Quảng Ðông, 3,500 lính từ Quảng Tây nâng con số mặt đông lên tổng cộng 21,500 người, nếu tính cả phu dịch chăn ngựa thì vào khoảng 23,000 Thanh binh các loại. Tháng Giêng năm Càn Long thứ 54 (Kỷ Dậu, 1789), sau khi triệt binh, nhà Thanh lại đưa thêm 3,000 quân tỉnh Quảng Ðông, 2,100 quân tỉnh Quảng Tây đến Nam Quan chia ra các nơi phòng thủ, ngoài ra tổng binh trấn Hữu Giang là V