SỰ THẬT VỀ SỨC MẠNH TRUNG QUỐC
Tác giả: David Shambaugh |
HẦU HẾT MỌI NGƯỜI cho rằng không gì có thể ngăn cản được sức
mạnh khổng lồ của Trung Quốc và thế giới sẽ phải thích nghi với thực tế là người khổng
lồ Châu Á này đã trở thành một siêu cường -
cũng có lẽ là siêu cường duy nhất. Một nhóm nhỏ những người tiên đoán "Sự
trỗi dậy của Trung Quốc" đã dần nổi
lên trong thập kỷ qua, và tất cả bọn họ đều khắc họa một bức tranh về thế kỷ XXI với nhân vật chính là Trung Quốc.
Niềm tin này khá dễ hiểu và phổ biến -nhưng lại sai lầm.
Nhớ lại cách đây không lâu, vào những năm 1980, đã có những dự đoán tương tự về Nhật Bản trở thành "số một" và gia nhập câu lạc bộ các siêu cường - trước khi nó bị chìm vào trì trệ suốt ba thập kỷ và người ta nhận ra một cường quốc chỉ có sức mạnh trên một chiều cạnh (kinh tế) là chưa đủ. Trước đó, Liên Xô cũng được cho là một siêu cường quốc (một giả thiết dẫn đến cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài nửa thế kỷ), để rồi nó sụp đổ gần như chỉ trong một đêm vào năm 1991.
Phân tích sự thất bại của Liên Xô cũng tiết lộ một điều tương tự rằng nó chủ yếu chỉ có sức mạnh ở một phương diện (quân sự) và đã tự suy yếu trong suốt nhiều thập kỷ. Sau Chiến tranh Lạnh, một số chuyên gia khẳng định rằng sau khi Liên minh châu Âu được mở rộng và củng cố, nó sẽ nổi lên thành một siêu cường mới và một cực mới của hệ thống quốc tế - để rồi Liên minh châu Âu lại tự chứng tỏ sự bất lực và kém cỏi của mình trước một loạt các thách thức toàn cầu. Châu Âu cũng bị vạch trần là chỉ có sức mạnh trên một phương diện (kinh tế). Do đó, đánh giá về Trung Quốc bây giờ cần cả sự điềm tĩnh và hoài nghi.
Trung Quốc chắc chắn là một trong những cường quốc đang nổi lên quan trọng nhất của thế giới - vượt xa năng lực của Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - và trong một số lĩnh vực, nó thậm chí đã vượt qua cả các "cường quốc hạng trung" như Nga, Nhật Bản, Anh, Đức, và Pháp. Bằng nhiều cách khác nhau, Trung Quốc bây giờ đã trở thành quyền lực lớn thứ hai sau Mỹ mà không ai có thể thách thức, và thậm chí đã vượt mặt Mỹ trong một số lĩnh vực. Trung Quốc hiện sở hữu nhiều đặc điểm của một cường quốc: dân số lớn nhất thế giới, diện tích lục địa lớn, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, ngân sách quân sự lớn thứ hai và lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất thế giới, một chương trình không gian có người điều khiển, một tàu sân bay, bảo tàng lớn nhất thế giới, đập thủy điện lớn nhất thế giới, mạng lưới đường cao tốc quốc gia lớn nhất thế giới và hệ thống đường sắt cao tốc tốt nhất thế giới. Trung Quốc là quốc gia có quy mô ngoại thương lớn nhất thế giới, tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, có lượng khí thải nhà kính lớn nhất, là quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều thứ hai và là quốc gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ ba thế giới, đồng thời còn là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về nhiều loại hàng hóa.
Tuy nhiên, năng lực chỉ là một thước đo của sức mạnh trong nước và trên trường quốc tế của một quốc gia - nhưng không phải là thước đo quan trọng nhất. Nhiều thế hệ các nhà khoa học xã hội đã xác định một chỉ số sức mạnh đáng kể hơn chính là tầm ảnh hưởng - khả năng quyết định sự kiện và hành động của bên khác. Giống như nhận định nổi tiếng của nhà khoa học chính trị quá cố Robert Dahl: "A có quyền lực với B khi A bắt B làm điều mà B bình thường sẽ không làm."
Năng lực không được chuyển hóa thành hành động để đạt được những mục tiêu nhất định thì
cũng không có mấy giá trị. Sự tồn tại của năng lực quốc gia có thể tạo ra ấn tượng hay răn đe bên khác, thế nhưng năng lực này có thể tác động đến hành động của bên khác hoặc tác động đến kết quả của một sự kiện hay không mới thực sự là điều quan trọng. Đương nhiên, có vô vàn cách các nước sử dụng năng lực của mình để tác động lên hành động của quốc gia khác hay tác động đến quá trình các sự việc, như: lôi kéo, thuyết phục, thu nạp, ép buộc, mua chuộc, xui khiến, đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bởi vậy, sức mạnh và việc vận dụng nó thực chất cùng hướng đến một mục đích: sử dụng những công cụ kể trên tác động đến quốc gia khác nhằm chi phối tình hình sao cho có lợi nhất cho mình.
Khi chúng ta nhìn vào sự hiện diện và hành vi của Trung Quốc trên trường quốc tế hiện nay, ta cần nhìn xuyên qua những năng lực ấn tượng bề ngoài của nó và đặt câu hỏi: Trung Quốc có thực sự đang ảnh hưởng tới hành động của những nước khác và quỹ đạo của các sự vụ quốc tế trên những lĩnh vực khác nhau không? Câu trả lời ngắn gọn là: không nhiều lắm, nếu không muốn nói là không hề có. Có rất ít lĩnh vực chúng ta có thể kết luận là Trung Quốc đang thực sự ảnh hưởng đến những nước khác, thiết lập nên những tiêu chuẩn hay quyết định các xu hướng toàn cầu. Trung Quốc cũng không thực sự cố gắng giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc là một cường quốc thụ động. Phản ứng thường thấy của Trung Quốc là né tránh những thách thức và lẩn tránh khi nổ ra các khủng hoảng mang tính quốc tế. Tình trạng rối loạn đang diễn ra ở Ukraine và Syria chỉ là những ví dụ gần đây nhất về sự thụ động của Bắc Kinh.
Hơn nữa, khi xem xét lại một cách kĩ càng, những năng lực của Trung Quốc cũng không quá
mức ấn tượng. Trung Quốc có nhiều tiêu chí ấn tượng về số lượng, nhưng lại kém chất lượng.
Chính việc thiếu sức mạnh thực chất khiến Trung Quốc thiếu tầm ảnh hưởng thực sự. Người
Trung Quốc có câu “thùng rỗng kêu to” (“外硬内软”). Câu này dường như đang mô tả chính xác Trung Quốc hiện nay. Nếu lược bỏ đi những thống kê ấn tượng trên bề mặt, chúng ta sẽ phát hiện Trung Quốc có nhiều điểm yếu. Đây là những trở ngại nghiêm trọng và không phải là nền tảng vững chãi để đưa quốc gia này trở thành cường quốc. Trung Quốc có thể là con hổ giấy của thế kỷ XXI.
ĐIỀU NÀY có thể được thấy ở năm lĩnh vực lớn: quan hệ ngoại giao, khả năng quân sự, ảnh
hưởng văn hóa, sức mạnh kinh tế và những yếu tố trong nước là nền tảng cho vị thế quốc tế của Trung Quốc. Hãy lần lượt xem xét từng lĩnh vực.
Xét ở khía cạnh chính thức, nền ngoại giao Trung Quốc đã thực sự hiện diện ở quy mô toàn cầu.
Hơn bốn mươi năm qua, Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái bị cô lập trở thành quốc gia hòa
nhập với cộng đồng quốc tế. Ngày nay, Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao với 175 nước, là thành viên của hơn 150 tổ chức quốc tế và tham gia hơn 300 hiệp định đa phương. Hàng năm, nước này đón tiếp các quan chức cao cấp nước ngoài nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng thường xuyên công du tới các quốc gia khác.
Mặc dù Bắc Kinh đã hội nhập với cộng đồng quốc tế và có chính sách ngoại giao chủ động, lĩnh vực ngoại giao lại là một nơi thể hiện rõ vị trí cường quốc nửa vời của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc có những biểu tượng của một cường quốc thế giới: là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành viên của nhóm G-20 và các tổ chức quốc tế quan trọng khác, đồng thời Trung Quốc cũng tham gia vào tất cả những hội nghị thượng đỉnh của quốc tế.
Mặt khác, khi tham gia vào những tổ chức này và trước nhiều thách thức mang tính toàn cầu, các quan chức Trung Quốc thường vẫn tỏ ra bị động hoặc hành động mang tính đối phó. Trung Quốc không dẫn đầu. Quốc gia này không định hướng ngoại giao thế giới, không tác động lên chính sách cúa các nước khác, không thúc đẩy sự đồng thuận toàn cầu, không tạo được các liên minh và cũng không giải quyết được các vấn đề. Bắc Kinh không chủ động tham gia giải quyết bất kỳ vấn đề toàn cầu lớn nào; thay vào đó, Trung Quốc thường đóng vai trò là một bên tham gia miễn cưỡng trong các nỗ lực đa phương do các nước khác (thường là Mỹ) khởi xướng.
Để trở thành một cường quốc toàn cầu, Trung Quốc cần phải đóng vai trò trung gian trong các tranh chấp, đưa các bên lại gần nhau, thúc đẩy hợp tác và tạo sự đồng thuận, và biết gây áp lực khi cần thiết. Tuy nhiên, Bắc Kinh (hiện nay) thường chỉ đứng bên lề và chỉ kêu gọi các nước giải quyết các vấn đề của họ thông qua "các biện pháp hòa bình" và tìm ra "giải pháp đôi bên cùng có lợi." Những lời kêu gọi trống rỗng ấy hầu như chẳng giúp ích cho việc giải quyết vấn đề. Bắc Kinh cũng hoàn toàn dị ứng với các biện pháp cưỡng chế và chỉ chấp thuận các lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi nhận ra rằng việc phủ quyết các lệnh cấm này sẽ khiến mình bị cô lập và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Trung Quốc. Đây không phải là hành vi của một nước lãnh đạo thế giới.
Thay vào đó, ngoại giao cấp cao của Trung Quốc thực ra chỉ giống như một vở kịch, mang nhiều tính biểu tượng hơn là thực chất. Mục đích chính của nó là nâng cao tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) trong mắt khán giả trong nước bằng việc thể hiện các nhà lãnh đạo Trung Quốc có sự gắn kết với giới tinh anh của thế giới. Đồng thời phát đi tín hiệu với cộng đồng quốc tế rằng nước này đã quay trở lại vị trí cường quốc sau nhiều thế kỷ đánh mất ánh hào quang này. Do đó, chính phủ Trung Quốc dành nhiều công sức để đạo diễn một cách kỹ lượng các cuộc tiếp xúc giữa giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc với người đồng cấp nước ngoài. Mặc dù vậy, điều quan trọng là ngoại giao của Trung Quốc vẫn né tránh các rủi ro và đang bị dẫn dắt bởi những lợi ích dân tộc hạn hẹp. Bắc Kinh thường lựa cách tiếp cận có mẫu số chung nhỏ nhất, chọn lập trường an toàn và gây ít tranh cãi nhất, và đợi xem quan điểm của các chính phủ khác trước khi tuyên bố quan điểm của mình.
Trái ngược hẳn với sự thụ động này, khi đứng trước những vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nhân quyền và chủ quyền trên các lãnh thổ tranh chấp, Bắc Kinh lại rất cảnh giác và có chính sách ngoại giao vô cùng cương quyết. Tuy nhiên, những nỗ lực để bảo vệ các lợi ích này lại thường vụng về và cuối cùng gây nên phản tác dụng đối với hình ảnh quốc gia và các mục tiêu Trung Quốc muốn hướng tới. Như vậy, ngoài việc bảo vệ những lợi ích quốc gia nêu trên, nền ngoại giao Trung Quốc vẫn là nền ngoại giao thụ động nếu so với tầm vóc và vị thế quan trọng của quốc gia này.
Khi nhắc đến vấn đề quản trị toàn cầu, trong đó bao gồm cả cống hiến cho lợi ích chung một
cách tương xứng với năng lực tổng hợp của một quốc gia, cách ứng xử của Bắc Kinh cũng
thường thụ động và hẹp hòi giống như trong những khía cạnh khác của nền ngoại giao nước này.
Trung Quốc có một số đóng góp nhất định trong việc quản trị toàn cầu như tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp Quốc, tham gia chống cướp biển ở vịnh Aden, các biện pháp chống khủng bố ở Trung Á, hỗ trợ phát triển cho các nước khác, ngăn chặn phổ biến các nguyên liệu (chế tạo vũ khí) hạt nhân, y tế, cứu trợ thiên tai và chống tội phạm quốc tế. Trung Quốc xứng đáng được ghi nhận ở những lĩnh vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể và nên làm nhiều hơn nữa; quốc gia này vẫn đang "đánh ở hạng cân dưới" (thuật ngữ trong môn quyền Anh) do chưa đóng góp một cách tương xứng với tầm vóc, sự giàu có và tầm ảnh hưởng tiềm năng của mình. Thế giới nên mong đợi và đòi hỏi nhiều hơn thế từ Trung Quốc.
Tại sao chính sách ngoại giao trong quản trị toàn cầu của Trung Quốc lại bị hạn chế như vậy? Có ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, nội bộ Trung Quốc vẫn tồn tại sự hoài nghi sâu sắc về những giả thuyết của chủ nghĩa tự do và những khái niệm căn bản của quản trị toàn cầu. Họ cho rằng đó chỉ là một cái bẫy mới nhất do các nước phương Tây (chủ yếu là Mỹ) giăng ra để làm Trung Quốc "tiêu hao sinh lực" bằng cách đẩy quốc gia này sa lầy vào những cuộc khủng khoảng và những nơi không có các lợi ích quốc gia trực tiếp. Theo đó, có thể phân tán nguồn lực và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thứ hai, người Trung Quốc sẽ chỉ trích chính phủ vì phân bổ nguồn lực ra nước ngoài trong khi nghèo đói và các thách thức cấp bách khác vẫn tồn tại trong nước. Và thứ ba, Trung Quốc có cách tiếp cận mang tính "giao dịch" nhằm tối đa hóa hiệu quả, đặc biệt (khi các tiếp cận ngoại giao này) liên quan tới hỗ trợ tài chính. Điều này bắt nguồn từ văn hóa kinh doanh của Trung Quốc nhưng cũng đã lan ra cách ứng xử của Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác. Người Trung Quốc muốn biết chính xác họ sẽ nhận lại được gì và khi nào nhận lại được từ khoản đầu tư của mình. Bởi vậy, những khái niệm về các hoạt động xuất phát từ tinh thần nhân ái và đóng góp không vụ lợi cho những lợi ích chung vẫn còn khá lạ lẫm với suy nghĩ của nhiều người Trung Quốc.
Kết quả là trong lĩnh vực ngoại giao - song phương, đa phương và quản trị toàn cầu - Bắc Kinh vẫn tham gia một cách thụ động và miễn cưỡng. Vẫn còn chặng đường dài để Trung Quốc trở thành một "bên liên quan có trách nhiệm" như Robert Zoellick kêu gọi năm 2005. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn bó hẹp trong phạm vi tư lợi và sự tham gia của Bắc Kinh trong vấn đề quản trị toàn cầu vẫn mang tính tối giản và thủ thuật hơn là theo quy chuẩn hay chiến lược. Trên thực tế, nhiệm vụ thực sự của ngoại giao Trung Quốc là ngoại giao kinh tế. Xem xét thành phần phái đoàn tháp tùng chủ tịch nước hay thủ tướng Trung Quốc trong các chuyến công du nước ngoài, chúng ta sẽ thấy rất nhiều CEO của các công ty Trung Quốc – những người đang tìm kiếm nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, cơ hội giao dịch và đầu tư (ở bên ngoài).
Hoạt động ngoại giao vụ lợi này khó có thể đem lại cho Bắc Kinh sự tôn trọng của thế giới, trên thực tế những chỉ trích và phản ứng gay gắt (đối với nền ngoại giao kiểu này của Trung Quốc) đang ngày càng lan rộng khắp thế giới (đặc biệt là ở châu Phi và châu Mỹ La tinh).
Năng lực quân sự là một lĩnh vực khác cho thấy hình ảnh cường quốc nửa vời của Trung Quốc: ngày càng trở thành một cường quốc trong khu vực, nhưng hoàn toàn không phải là một cường quốc toàn cầu. Trung Quốc không thể khai triển sức mạnh của mình ra ngoài khu vực châu Á (ngoài cách thông qua các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chương trình không gian và các năng lưc chiến tranh mạng). Ngay cả tại châu Á, khả năng triển khai sức mạnh của Trung Quốc cũng vẫn hạn chế (dù đang có sự cải thiện). Khả năng Trung Quốc có thể triển khai sức mạnh quân sự của mình đủ lâu để chiếm được ưu thế trong một cuộc xung đột trong phạm vi 500 hải lý (ví dụ như trong các tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông) vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ. Quân đội Trung Quốc chưa được thử thách trong thực tế bởi chưa từng tham chiến bất kì lần nào kể từ năm 1979. Đúng là hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã và đang gia tăng đều đặn trong 25 năm qua.
Trung quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới (ngân sách chính thức năm 2014 là 131.6 tỷ USD). Trung Quốc cũng có lực lượng quân thường trực lớn nhất, một loạt vũ khí tân tiến, một lực lượng hải quân có thể hoạt động ở các vùng biển xa phía tây Thái Bình Dương, đôi khi cả ở Ấn Độ Dương, cùng với một tàu sân bay còn sơ khai. Bởi thế, không dễ để “vuốt râu” quân đội Trung Quốc khi lực lượng này chắc chắn có đủ khả năng để bảo vệ đất nước, (thậm chí) đã có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến lấy lại đảo Đài Loan (nếu Mỹ không can thiệp nhanh chóng và toàn diện). Trung Quốc được coi là một cường quốc quân sự ở khu vực châu Á, và bởi vậy đang làm thay đổi cán cân quyền lực tại đây, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn chưa cho thấy khả năng triển khai sức mạnh ở quy mô toàn cầu. Trung Quốc không có căn cứ quân sự nào ở nước ngoài, không có tuyến hậu cần và liên lạc trên phạm vi rộng, hệ thống vệ tinh toàn cầu còn thô sơ. Hải quân Trung Quốc vẫn chủ yếu hoạt động trong vùng biển gần, trong khi không quân chưa cho thấy một cách thuyết phục khả năng tấn công tầm xa và do thám. Lực lượng lục quân vẫn chưa tìm ra cách dàn quân nhanh chóng.
Hơn nữa, về mặt chiến lược, Trung Quốc có thể được miêu tả như một "cường quốc cô độc" -
thiếu chiến hữu và không có đồng minh. Ngay cả trong mối quan hệ thân cận nhất của Trung
Quốc (với Nga), sự thiếu tin cậy và những nghi ngờ mang tính lịch sử đã thấm sâu vào quan hệ giữa hai nhà nước thoạt nhìn có vẻ hòa hợp ấy. Không một quốc gia nào trông cậy vào sự che chở và đảm bảo an nình từ Bắc Kinh (ngoại trừ Pakistan) – điều cho thấy Trung Quốc đặc biệt thiếu tầm ảnh hưởng chiến lược của một cường quốc. Trong khi ngược lại, các nước khác ở châu Á đang cố gắng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và cải thiện khả năng hợp tác khi các nước này nhận thấy sự khó lường cùng với những mối đe dọa tiềm ẩn từ Trung Quốc.
Chuyển từ sức mạnh cứng sang sức mạnh mềm, Trung Quốc đang thể hiện như thế nào với
cương vị là một cường quốc văn hóa toàn cầu? Không mấy khả quan. Không một xã hội nào xem Trung Quốc là hình mẫu về văn hóa, không một quốc gia nào cố gắng sao chép hệ thống chính trị của Trung Quốc, còn mô hình kinh tế của Trung Quốc lại khó có thể nhân rộng được ở những nơi khác. Bất chấp những nỗ lực to lớn và nguồn lực khổng lồ mà chính phủ Trung Quốc đã đổ vào nhằm quảng bá mạnh mềm và cải thiện hình ảnh quốc tế của mình từ năm 2008, danh tiếng của Trung Quốc vẫn (dường như) ngày càng xấu đi. Các cuộc khảo sát dư luận cho thấy, ở khắp nơi trên thế giới, người ta đang nhìn nhận về Trung Quốc trong cảm thức lẫn lộn, theo chiều hướng xấu đi với ngày càng nhiều vấn đề.
Trung Quốc không tạo được sức hút về mặt xã hội, kinh tế hay chính trị để những nước khác noi theo. Vấn đề của Trung Quốc - ở trong cả bốn lĩnh vực - là nước này quá khác biệt. Trung Quốc thiếu sức hút phổ quát vượt ra ngoài biên giới hay ngoài cộng đồng người Hoa. Tính riêng biệt trong văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị khiến Trung Quốc hiện giờ vẫn như không hề có sức mạnh mềm ở tầm toàn cầu.
Các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc – như nghệ thuật, phim ảnh, văn học, âm nhạc, giáo dục - vẫn ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc và không tạo được những xu hướng văn hóa toàn cầu.
Mặc dù sự phát triển kinh tế của Trung Quốc rất đáng ngưỡng mộ, nhưng đây lại là sản phẩm
của một sự kết hợp độc đáo và không thể “nhân bản” ở bất kì quốc gia nào khác. (Bởi không một quốc gia nào có thể hội tụ được những đặc tính như) cạnh tranh kinh tế nhờ quy mô, kế hoạch nhà nước kiểu Xô-viết, tinh thần kinh doanh cá nhân, một lực lượng lao động dồi dào và có kỷ luật, hệ thống nghiên cứu và phát triển có quy mô, cùng lượng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ v.v. (như Trung Quốc). Kể cả khi thực sự tồn tại một "mô hình Trung Quốc" (điều này còn đang gây tranh cãi), nó cũng không thể đem đi chiết ghép được bởi sự kết hợp của những yếu tố tăng trưởng này không tồn tại ở những nơi khác. Tương tự, hệ thống chính trị của Trung Quốc cũng là một hỗn hợp đa dạng gồm có chủ nghĩa cộng sản của Lenin, chủ nghĩa độc đoán của châu Á, truyền thống Nho giáo và một nhà nước có kỷ luật nội bộ thép. Tính đặc thù của Trung Quốc không thể nhân rộng - không một quốc gia nào cố gắng làm vậy, và không một người nước ngoài nào cố gắng xin tị nạn chính trị hay trở thành công dân Trung Quốc.
CÒN sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thì sao? Đây là lĩnh vực mà người ta trông đợi Trung
Quốc trở thành một siêu cường và một nước dẫn dắt các xu hướng - tuy nhiên ảnh hưởng của
Trung Quốc lại ít hơn nhiều so với mong đợi. Giống như những lĩnh vực khác, kinh tế Trung
Quốc có những con số ấn tượng nhưng chất lượng lại yếu kém. Trung Quốc là quốc gia (có quy mô) thương mại lớn nhất thế giới, nhưng hàng xuất khẩu lại chủ yếu là hàng tiêu dùng giá rẻ;
Trung Quốc ít có các thương hiệu quốc tế; chỉ một số ít các công ty đa quốc gia của nó đang hoạt động thành công ở nước ngoài. Tổng số vốn mà Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) chỉ đứng thứ 17 thế giới; các chương trình viên trợ nước ngoài của Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với chương trình của Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản hay Ngân hàng Thế giới. Khi nhìn vào mặt chất thay vì mặt lượng, hồ sơ kinh tế toàn cầu của Trung Quốc cũng không thực sự. Đây vẫn là một nền kinh tế gia công và lắp ráp – chứ chưa phải là một nền kinh tế phát minh và sáng chế. Hầu hết những sản phẩm xuất khẩu được lắp ráp hoặc sản xuất ở Trung Quốc đều được phát minh hoặc sáng chế ở một nơi khác. Tình trạng đánh cắp sở hữu trí tuệ tràn lan ở Trung Quốc và các chương trình thúc đẩy "sự sáng tạo trong nước" (đổ hàng tỷ đô la vào nghiên cứu và phát triển hàng năm) đã thừa nhận rằng trung quốc đang thất bại trong lĩnh vực phát minh và sáng tạo. Điều này có thể - và có nhiều khả năng - sẽ thay đổi theo thời gian - nhưng cho đến bây giờ, Trung Quốc hầu như vẫn chưa thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho bất kỳ dòng công nghệ hay sản phẩm nào (hay trong khoa học tự nhiên, y học, khoa học xã hội và nhân văn). Tương tự, theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới năm 2013-2014 của tạp chí Times Higher Education, Trung Quốc cũng chỉ có hai trường đại học trong top 100 trên thế giới.
Nếu muốn thúc đẩy sự sáng tạo, Trung Quốc đương nhiên sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt
động nghiên cứu và phát triển. Theo Quỹ Khoa học Quốc gia (Trung Quốc), năm 2009 Trung
Quốc chỉ chi 1.7% trăm GDP cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn so với mức 2.9% GDP của Mỹ, 2.8% của Đức hay hơn 3.3% của Nhật Bản. Thậm chí, Trung Quốc còn không lọt vào Top 20 quốc gia có "Cường độ nghiên cứu" (chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển) đứng đầu thế giới, bởi vì ước tính 80% của các khoản đầu tư này đang được chi cho phát triển sản phầm và chỉ có 5% dành cho nghiên cứu cơ bản. Một dấu hiệu đáng chú ý khác (của một cường quốc thiếu sức sáng tạo) là việc Trung Quốc ít được xướng tên trong các giải thưởng Nobel. Từ năm 1949 đến năm 2010, 584 giải Nobel đã được trao tặng. Nhưng chỉ có 10 người Trung Quốc dành được giải này (trong đó có 8 giải thưởng về khoa học), nhưng 8/10 người dành giải Nobel của Trung Quốc đều đang làm việc ở nước ngoài. Hai ngoại lệ là giải Nobel Hòa Bình năm 2010 cho Lưu Hiểu Ba và giải văn chương năm 2011 cho Mạc Ngôn. Trích dẫn trên các tạp chí chuyên ngành cũng là một chỉ số khác. Trong số các bài viết được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới (ở tất cả các ngành học thuật), học giả Trung Quốc chỉ chiếm có 4% - trong khi học giả Mỹ chiếm tới 49%.
Tình trạng "thiếu tính sáng tạo" mãn tính của Trung Quốc khiến nước này sa lầy vào "bẫy thu
nhập trung bình" đầy nguy hiểm. Cách duy nhất để thoát khỏi cái bẫy này là sáng tạo - giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đã minh chứng trước đây. Và điều này đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải đầu tư nhiều hơn nữa vào nghiên cứu và phát triển - nó đòi hỏi một chế độ giáo dục dựa trên tư duy phê phán và tự do khám phá. Điều này lại đòi hỏi một chế độ chính trị tương đối cởi mở và dân chủ, không có kiểm duyệt hay "vùng cấm" trong nghiên cứu.
Học sinh và các trí thức phải được khen thưởng - không phải bị ngược đãi hay trừng phạt - vì đã dám thách thức “trí tuệ đám đông” và phạm sai lầm. Cho đến khi điều này diễn ra, Trung Quốc sẽ mãi mãi bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình - chuyên lắp ráp và sản xuất chứ không sáng tạo và phát minh.
Dưới góc nhìn đấy, thương mại khổng lồ của Trung Quốc yếu hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.
Những nhược điểm tương tự cũng nổi rõ trong ODI của Trung Quốc. Mặc dù chính phủ dành ưu tiên cao cho các công ty Trung Quốc "hướng ra bên ngoài", tính đến nay ODI của Trung Quốc vẫn còn khá khiêm tốn. Như đã nói ở trên, tổng mức ODI của Trung Quốc chỉ giúp nước này ngấp nghé ở trong Top 20 thế giới, mặc dù lượng vốn “xuất khẩu” hàng năm đang tăng trưởng nhanh chóng và đứng thứ ba thế giới (88.2 tỷ đô la Mỹ năm 2012). Tuy nhiên, nó cũng chỉ bằng ¼ ODI của Mỹ trong năm đó.
Quan trọng hơn, giống như ở các lĩnh vực khác, chúng ta phải biết cách nhìn xuyên qua các số liệu và đặt hỏi câu hỏi về chất lượng. Những khoản đầu tư đấy đi về đâu và nó có phải là đầu tư thật không? Điểm đến và thành phần của đầu tư nước ngoài ODI của Trung Quốc đã và đang thay đổi nhanh chóng từ năm 2011, nhưng một phần lớn vẫn là các vốn đầu tư chảy vào những nơi như quần đảo Virgin thuộc Anh hay Quần đảo Grand Cayman (những nơi được xếp hạng địa điểm nhận đầu tư đứng thứ hai và thứ ba năm 2011). Do vậy, một phần trong số đó không hẳn là đầu tư nước ngoài - nó thực ra là tiền chuyển ra nước ngoài đến những nơi cất giấu an toàn. Điều này không những đúng với chính phủ và các công ty Trung Quốc, mà còn đúng với cả tài sản cá nhân. Bản Báo cáo thường niên về Chuyển dịch Dân số Quốc tế của Trung Quốc năm 2014, biên soạn bởi Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, gần đây đã cho thấy từ năm 1990 có 9.3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài, đem theo 2,800 tỷ nhân dân tệ (tương đương 46 tỷ USD).
Đây không phải là một diễn biến mới, mà là một xu hướng ngày càng phổ biến trong suốt thập kỷ qua. Khi tầng lớp tinh hoa kinh tế của một quốc gia ra đi với số lượng lớn và sốt sắng cất tài sản tiết kiệm cá nhân ở nước ngoài, rõ ràng họ rất thiếu niềm tin vào hệ thống chính trị và kinh tế trong nước.
Thế nhưng gần đây hồ sơ và địa điểm đầu tư của Trung Quốc đang thay đổi. Trung Quốc đang khởi động đầu tư và mua bán khắp châu Á, châu Mỹ La tinh, châu Âu và Mỹ. Người mua Trung Quốc đang chộp lấy mọi loại tài sản - các khu đất dân cư và thương mại, các nhà máy, các khu công nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và phát triển, các trang trại, các mảnh rừng, các khu mỏ, các vùng dầu khí, và nhiều loại tài nguyên khác. Các tập đoàn Trung Quốc đang xông xáo sáp nhập hay mua lại các công ty nước ngoài. Người dân Trung Quốc cũng đang mua với số lượng lớn các sản phẩm nghệ thuật quý giá trên thị trường đấu giá thế giới. Do đó, hồ sơ đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đang thay đổi một cách chóng mặt, nhưng ảnh hưởng của nó thì vẫn chưa rõ.
Thế còn các tập đoàn đa quốc gia của Trung Quốc thì sao? Chúng có tính cạnh tranh như thế nào ở nước ngoài? Cũng giống như ở các hạng mục khác, các công ty này có nhiều điểm yếu hơn điểm mạnh. Thoạt nhìn, theo bảng xếp hạng Fortune Global 500, các công ty của Trung Quốc giờ đây đứng thứ hai chỉ sau các công ty đa quốc gia của Mỹ. Nhưng những xếp hạng này được tính dựa trên tổng doanh thu và lợi nhuận – chứ không phải dựa vào nguồn gốc mà công ty tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Khi xem xét các công ty Trung Quốc trong danh sách năm 2013, có thể nhanh chóng thấy rõ rằng rất ít trong số này đang hoạt động ở nước ngoài và chỉ một số ít thu được hơn một nửa số doanh thu từ ngoài nước. Do đó chúng không thực sự là các tập đoàn đa quốc gia, mà đúng hơn là các công ty hoạt động trong nước.
Nhiều công ty Trung Quốc có tham vọng mở rộng ra toàn cầu, nhưng cho đến này những công ty này chưa thu được kết quả khả quan. Người ta tìm thấy nhiều ví dụ về những công ty đa quốc gia của Trung Quốc bị thất bại hơn số đã thành công. Việc sáp nhập và mua lại các công ty của Trung Quốc thường gặp vấp váp vì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc không thẩm định trước hay vì sự xung đột về văn hóa giữa các công ty. Nhiều người cho rằng điểm yếu lớn nhất của các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc là nguồn nhân lực - đặc biệt là vị trí quản lý. (Công ty Trung Quốc) hiếm khi có một lãnh đạo thông thạo nhiều ngôn ngữ và hiểu biết nhiều nền văn hóa, trong khi đó họ tránh việc thuê vị trí quản lí cấp cao nước ngoài với kỹ năng như thế (tập đoàn Huawei và Haier là hai ngoại lệ). Các công ty Trung Quốc và quản lý của chúng thường không thể thoát khỏi văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn kinh doanh trong nước của họ. Bởi họ thích hệ thống cấp bậc và các vai trò được xác định rõ ràng ở nơi làm việc, nên người Trung Quốc thường không thích nghi tốt với các cơ chế quản lý "bằng phẳng hơn" - ở đó đánh giá cao sự phân quyền cũng như sáng kiến cá nhân. Những khuynh hướng này đã dẫn đến sự va chạm văn hóa lặp đi lặp lại trong những phi vụ sáp nhập của Trung Quốc với các công ty phương Tây.
Các công ty Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong việc thích nghi với các môi trường pháp lý, quy định, thuế và chính trị nước ngoài. Tính minh bạch và quản trị doanh nghiệp không phải những đặc tính thường thấy ở các công ty Trung Quốc, nơi mà các quy trình ra quyết định thường không rõ ràng, hoạt động kinh doanh thường xuyên đối diện với tệ tham nhũng và các quy trình kế toán hay bị gian lận. Nhiều công ty Trung Quốc bị phát hiện nộp những thông tin lừa đảo lên cơ quan quản lý chứng khoán ở Mỹ trước khi họ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering - IPO).
Tính thiếu cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng thể hiện rõ khi nói đến thương
hiệu quốc tế. Chỉ một nhóm nhỏ các công ty Trung Quốc đã có thể thiết lập sự hiện diện thương hiệu ở nước ngoài: bia Thanh Đảo, hàng gia dụng Haier, viễn thông Huawei, hãng hàng không Air China, ô tô Geely và một nhóm các hãng khác. Nhưng không một công ty Trung Quốc nào được xếp hạng trong số 100 thương hiệu quốc tế của Business Week/Interbrand.
Các thước đo khác về năng lực nội tại của Trung Quốc cũng không được xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế. Vào năm 2014, tổ chức Freedom House xếp Trung Quốc đứng thứ 183 trên tổng số 197 quốc gia về tự do báo chí. Từ năm 2002, Chỉ số Quản trị tổng hợp toàn Thế giới của Ngân hàng Thế giới đã liên tục xếp Trung Quốc vào phân vị thứ 30 cho ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng, phân vị thứ 50 cho tính hiệu quả của chính phủ, phân vị thứ 40 cho chất lượng quy định và tính pháp quyền, và dưới phân vị thứ 10 cho tính trách nhiệm. Diễn đàn Kinh tế Thế giới chỉ xếp Trung Quốc ở vị trí thư 29 về Tính cạnh tranh Toàn cầu năm 2013, cùng với đó là vị trí thứ 68 cho tham nhũng và thứ 54 cho đạo đức kinh doanh. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Trung Quốc ở vị trí còn thấp hơn (thứ 80) trong danh mục Tham nhũng Thế giới. Trong hầu hết các ước tính và phân loại này, Trung Quốc đều đã tụt hạng trong thập kỷ qua. Qua các tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn trước đó, sự hiện diện toàn cầu và danh tiếng của Trung Quốc đang đi cùng với nhau. Trong nhiều hạng mục, Trung Quốc bị xếp chung với nhóm với những quốc gia hoạt động kém hiệu quả nhất và ít được tôn trọng nhất thế giới.
Báo cáo Phát triển Con người của Liên hợp Quốc năm 2013 cũng tiếp tục cho thấy dẫu Trung
Quốc đã tạo ra sự tiến bộ về kinh tế xã hội đáng ngưỡng mộ từ thập niên 1980, quốc gia này vẫn là một nước đang phát triển. Trung Quốc xếp thứ 101 thế giới về chỉ số tổng thể trong tổng số 187 quốc gia được khảo sát. Thu nhập bình quân đầu người nay đã đạt gần 8,000 USD xét theo sức mua tương đương, thế nhưng 13.1% dân số Trung Quốc vẫn sống với dưới 1.25 USD/ngày.
Xét tuổi thọ, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, dịch vụ y tế, chất lượng giáo dục và bất bình đẳng, Trung Quốc vẫn đi sau các nước công nghiệp. Ô nhiễm môi trường của nó tồi tệ nhất thế giới và đang góp phần vào tỷ lệ ung thư gia tăng nhanh chóng. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ gần đây để mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và sức khỏe nguy kịch cùng với dịch vụ bảo hiểm, phần lớn người dân Trung Quốc vẫn gặp nhiều rủi ro khi bị bệnh tật tấn công. Hệ số Gini của nó (thước đo bất bình đẳng thu nhập, với 0 thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối và 1 thể hiện sự bất bình đẳng tuyệt đối) đang ở mức gần 0.5, vào hàng cao nhất trên thế giới. Các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc đang cho ra những kết quả kiểm tra đẳng cấp quốc tế, nhưng hệ thống trường đại học vẫn tụt hậu rất xa so với những trường hàng đầu thế giới.
Những quan sát này không có ý coi thường những thành quả phát triển thần kỳ của Trung Quốc trong suốt ba thập kỷ qua, chúng chỉ đơn giản để nhắc nhở rằng Trung Quốc không hề ở gần thứ hạng đầu của các bảng xếp hạng thế giới ở nhiều hạng mục phát triển.
ĐÂY là diện mạo của Trung Quốc ngày hôm nay. Mười hay hai mươi năm nữa, vị trí toàn cầu của Trung Quốc có khả năng sẽ được cải thiện ở mọi lĩnh vực và có thể nó sẽ hoạt động trên toàn cầu giống như Mỹ, thế nhưng bây giờ, Trung Quốc cùng lắm cũng chỉ là một cường quốc nửa vời. Ta chưa nên đơn giản cho rằng quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục không suy giảm. Nó có thể, thế nhưng cũng có hai khả năng khác - trì trệ và thụt lùi.
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc đang đi đến kết luận rằng nước này đang đạt tới đỉnh điểm ở
nhiều mặt. Tăng trưởng chung đang chậm lại (do chi phí sản xuất đang gia tăng và lợi thế so
sánh đang giảm xuống) và chính phủ đang phải vật lộn để giữ tỉ lệ tăng trưởng hàng năm ở mức 7%, điều được coi là cần thiết để đảm bảo có đủ việc làm, hấp thụ nhân lực mới vào lực lượng lao động và duy trì ổn định xã hội. Dù có thể đã cố gắng, chính phủ vẫn không thể thực hiện được sự chuyển dịch được công bố từ một nền kinh tế xuất khẩu và đầu tư sang một nền kinh tế dựa trên tiêu thụ trong nước gia tăng và "kinh tế tri thức" sáng tạo. Sản xuất vẫn chưa có được sự dịch chuyển đáng kể lên mức cao hơn trên chuỗi giá trị và bậc thang công nghệ, trong khi cái ghìm của bẫy thu nhập trung bình đang dần khép vào (và có thể trở thành tình trạng vĩnh viễn).
Nợ địa phương đang tăng lên và nhiều cơ quan chính phủ địa phương đang chới với trên bờ vực phá sản. Bất bình đẳng xã hội đang ngày càng sâu sắc, tham nhũng tràn lan cả ở trong chính phủ và ngoài xã hội, sự bực bội đang nổi lên ở trong mọi lĩnh vực xã hội, người giàu đang trốn khỏi đất nước với số lượng gia tăng, giới trung lưu đang trì trệ, và hệ thống chính trị vẫn cứng nhắc và hà khắc. Trong khi đó, đất nước lại không thực hiện các cải cách chính trị và pháp luật cần thiết cho việc thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, bởi vì chúng sẽ tác động trực tiếp đến quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số chuyên gia về Trung Quốc đang tranh cãi rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là trở ngại chính cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Đảng là một thể chế đang ngày càng mong manh, cứng nhắc, một thể chế đã trở nên tê liệt từ năm 2008. Một phần lý do của sự tê liệt ấy là quá trình chuyển giao lãnh đạo năm 2012 và cuộc đấu đá phe phái liên quan đến quá trình chuyển giao này (bao gồm cả vụ Bạc Hy Lai), đồng thời nó cũng bắt nguồn từ tình trạng bất ổn gia tăng trong nước (đặc biệt là ở Tây Tạng và Tân Cương). Có những yếu tố khác góp phần vào sự thanh lọc và trấn áp của Đảng trong suốt 5 năm qua, bao gồm cả nỗi sợ về Mùa xuân Ả Rập, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy những chuyển biến tích cực nào về cải cách chính trị kể từ quá trình chuyển giao lãnh đạo và củng cố quyền lực của ông Tập Cận Bình. Ngược lại, việc đàn áp chính trị đã được tăng cường kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức. Thậm chí, những kết quả thực chất mà Hội nghị trung ương 3 khóa 18 - sự kiện được dự báo là một bước đột phá cho cải cách của Trung Quốc - tổ chức vào tháng 11 năm 2013 đạt được đến nay dường như cũng đã bị thổi phồng.
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc nhận ra đây là “tổng hòa các tác nhân” nguy hiểm đang kìm hãm đất nước hiện nay. Chính phủ và người dân Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức đầy khó khăn. Bởi vậy, không nên mù quáng cho rằng trong tương lai Trung Quốc sẽ tiếp tục thể hiện sự năng động như những gì đã đạt được trong 30 năm qua, hoặc cho rằng đường đi của Trung Quốc đến vị trí siêu cường sẽ luôn rộng mở
Nhớ lại cách đây không lâu, vào những năm 1980, đã có những dự đoán tương tự về Nhật Bản trở thành "số một" và gia nhập câu lạc bộ các siêu cường - trước khi nó bị chìm vào trì trệ suốt ba thập kỷ và người ta nhận ra một cường quốc chỉ có sức mạnh trên một chiều cạnh (kinh tế) là chưa đủ. Trước đó, Liên Xô cũng được cho là một siêu cường quốc (một giả thiết dẫn đến cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài nửa thế kỷ), để rồi nó sụp đổ gần như chỉ trong một đêm vào năm 1991.
Phân tích sự thất bại của Liên Xô cũng tiết lộ một điều tương tự rằng nó chủ yếu chỉ có sức mạnh ở một phương diện (quân sự) và đã tự suy yếu trong suốt nhiều thập kỷ. Sau Chiến tranh Lạnh, một số chuyên gia khẳng định rằng sau khi Liên minh châu Âu được mở rộng và củng cố, nó sẽ nổi lên thành một siêu cường mới và một cực mới của hệ thống quốc tế - để rồi Liên minh châu Âu lại tự chứng tỏ sự bất lực và kém cỏi của mình trước một loạt các thách thức toàn cầu. Châu Âu cũng bị vạch trần là chỉ có sức mạnh trên một phương diện (kinh tế). Do đó, đánh giá về Trung Quốc bây giờ cần cả sự điềm tĩnh và hoài nghi.
Trung Quốc chắc chắn là một trong những cường quốc đang nổi lên quan trọng nhất của thế giới - vượt xa năng lực của Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - và trong một số lĩnh vực, nó thậm chí đã vượt qua cả các "cường quốc hạng trung" như Nga, Nhật Bản, Anh, Đức, và Pháp. Bằng nhiều cách khác nhau, Trung Quốc bây giờ đã trở thành quyền lực lớn thứ hai sau Mỹ mà không ai có thể thách thức, và thậm chí đã vượt mặt Mỹ trong một số lĩnh vực. Trung Quốc hiện sở hữu nhiều đặc điểm của một cường quốc: dân số lớn nhất thế giới, diện tích lục địa lớn, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, ngân sách quân sự lớn thứ hai và lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất thế giới, một chương trình không gian có người điều khiển, một tàu sân bay, bảo tàng lớn nhất thế giới, đập thủy điện lớn nhất thế giới, mạng lưới đường cao tốc quốc gia lớn nhất thế giới và hệ thống đường sắt cao tốc tốt nhất thế giới. Trung Quốc là quốc gia có quy mô ngoại thương lớn nhất thế giới, tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, có lượng khí thải nhà kính lớn nhất, là quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều thứ hai và là quốc gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ ba thế giới, đồng thời còn là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về nhiều loại hàng hóa.
Tuy nhiên, năng lực chỉ là một thước đo của sức mạnh trong nước và trên trường quốc tế của một quốc gia - nhưng không phải là thước đo quan trọng nhất. Nhiều thế hệ các nhà khoa học xã hội đã xác định một chỉ số sức mạnh đáng kể hơn chính là tầm ảnh hưởng - khả năng quyết định sự kiện và hành động của bên khác. Giống như nhận định nổi tiếng của nhà khoa học chính trị quá cố Robert Dahl: "A có quyền lực với B khi A bắt B làm điều mà B bình thường sẽ không làm."
Năng lực không được chuyển hóa thành hành động để đạt được những mục tiêu nhất định thì
cũng không có mấy giá trị. Sự tồn tại của năng lực quốc gia có thể tạo ra ấn tượng hay răn đe bên khác, thế nhưng năng lực này có thể tác động đến hành động của bên khác hoặc tác động đến kết quả của một sự kiện hay không mới thực sự là điều quan trọng. Đương nhiên, có vô vàn cách các nước sử dụng năng lực của mình để tác động lên hành động của quốc gia khác hay tác động đến quá trình các sự việc, như: lôi kéo, thuyết phục, thu nạp, ép buộc, mua chuộc, xui khiến, đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bởi vậy, sức mạnh và việc vận dụng nó thực chất cùng hướng đến một mục đích: sử dụng những công cụ kể trên tác động đến quốc gia khác nhằm chi phối tình hình sao cho có lợi nhất cho mình.
Khi chúng ta nhìn vào sự hiện diện và hành vi của Trung Quốc trên trường quốc tế hiện nay, ta cần nhìn xuyên qua những năng lực ấn tượng bề ngoài của nó và đặt câu hỏi: Trung Quốc có thực sự đang ảnh hưởng tới hành động của những nước khác và quỹ đạo của các sự vụ quốc tế trên những lĩnh vực khác nhau không? Câu trả lời ngắn gọn là: không nhiều lắm, nếu không muốn nói là không hề có. Có rất ít lĩnh vực chúng ta có thể kết luận là Trung Quốc đang thực sự ảnh hưởng đến những nước khác, thiết lập nên những tiêu chuẩn hay quyết định các xu hướng toàn cầu. Trung Quốc cũng không thực sự cố gắng giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc là một cường quốc thụ động. Phản ứng thường thấy của Trung Quốc là né tránh những thách thức và lẩn tránh khi nổ ra các khủng hoảng mang tính quốc tế. Tình trạng rối loạn đang diễn ra ở Ukraine và Syria chỉ là những ví dụ gần đây nhất về sự thụ động của Bắc Kinh.
Hơn nữa, khi xem xét lại một cách kĩ càng, những năng lực của Trung Quốc cũng không quá
mức ấn tượng. Trung Quốc có nhiều tiêu chí ấn tượng về số lượng, nhưng lại kém chất lượng.
Chính việc thiếu sức mạnh thực chất khiến Trung Quốc thiếu tầm ảnh hưởng thực sự. Người
Trung Quốc có câu “thùng rỗng kêu to” (“外硬内软”). Câu này dường như đang mô tả chính xác Trung Quốc hiện nay. Nếu lược bỏ đi những thống kê ấn tượng trên bề mặt, chúng ta sẽ phát hiện Trung Quốc có nhiều điểm yếu. Đây là những trở ngại nghiêm trọng và không phải là nền tảng vững chãi để đưa quốc gia này trở thành cường quốc. Trung Quốc có thể là con hổ giấy của thế kỷ XXI.
ĐIỀU NÀY có thể được thấy ở năm lĩnh vực lớn: quan hệ ngoại giao, khả năng quân sự, ảnh
hưởng văn hóa, sức mạnh kinh tế và những yếu tố trong nước là nền tảng cho vị thế quốc tế của Trung Quốc. Hãy lần lượt xem xét từng lĩnh vực.
Xét ở khía cạnh chính thức, nền ngoại giao Trung Quốc đã thực sự hiện diện ở quy mô toàn cầu.
Hơn bốn mươi năm qua, Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái bị cô lập trở thành quốc gia hòa
nhập với cộng đồng quốc tế. Ngày nay, Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao với 175 nước, là thành viên của hơn 150 tổ chức quốc tế và tham gia hơn 300 hiệp định đa phương. Hàng năm, nước này đón tiếp các quan chức cao cấp nước ngoài nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng thường xuyên công du tới các quốc gia khác.
Mặc dù Bắc Kinh đã hội nhập với cộng đồng quốc tế và có chính sách ngoại giao chủ động, lĩnh vực ngoại giao lại là một nơi thể hiện rõ vị trí cường quốc nửa vời của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc có những biểu tượng của một cường quốc thế giới: là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành viên của nhóm G-20 và các tổ chức quốc tế quan trọng khác, đồng thời Trung Quốc cũng tham gia vào tất cả những hội nghị thượng đỉnh của quốc tế.
Mặt khác, khi tham gia vào những tổ chức này và trước nhiều thách thức mang tính toàn cầu, các quan chức Trung Quốc thường vẫn tỏ ra bị động hoặc hành động mang tính đối phó. Trung Quốc không dẫn đầu. Quốc gia này không định hướng ngoại giao thế giới, không tác động lên chính sách cúa các nước khác, không thúc đẩy sự đồng thuận toàn cầu, không tạo được các liên minh và cũng không giải quyết được các vấn đề. Bắc Kinh không chủ động tham gia giải quyết bất kỳ vấn đề toàn cầu lớn nào; thay vào đó, Trung Quốc thường đóng vai trò là một bên tham gia miễn cưỡng trong các nỗ lực đa phương do các nước khác (thường là Mỹ) khởi xướng.
Để trở thành một cường quốc toàn cầu, Trung Quốc cần phải đóng vai trò trung gian trong các tranh chấp, đưa các bên lại gần nhau, thúc đẩy hợp tác và tạo sự đồng thuận, và biết gây áp lực khi cần thiết. Tuy nhiên, Bắc Kinh (hiện nay) thường chỉ đứng bên lề và chỉ kêu gọi các nước giải quyết các vấn đề của họ thông qua "các biện pháp hòa bình" và tìm ra "giải pháp đôi bên cùng có lợi." Những lời kêu gọi trống rỗng ấy hầu như chẳng giúp ích cho việc giải quyết vấn đề. Bắc Kinh cũng hoàn toàn dị ứng với các biện pháp cưỡng chế và chỉ chấp thuận các lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi nhận ra rằng việc phủ quyết các lệnh cấm này sẽ khiến mình bị cô lập và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Trung Quốc. Đây không phải là hành vi của một nước lãnh đạo thế giới.
Thay vào đó, ngoại giao cấp cao của Trung Quốc thực ra chỉ giống như một vở kịch, mang nhiều tính biểu tượng hơn là thực chất. Mục đích chính của nó là nâng cao tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) trong mắt khán giả trong nước bằng việc thể hiện các nhà lãnh đạo Trung Quốc có sự gắn kết với giới tinh anh của thế giới. Đồng thời phát đi tín hiệu với cộng đồng quốc tế rằng nước này đã quay trở lại vị trí cường quốc sau nhiều thế kỷ đánh mất ánh hào quang này. Do đó, chính phủ Trung Quốc dành nhiều công sức để đạo diễn một cách kỹ lượng các cuộc tiếp xúc giữa giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc với người đồng cấp nước ngoài. Mặc dù vậy, điều quan trọng là ngoại giao của Trung Quốc vẫn né tránh các rủi ro và đang bị dẫn dắt bởi những lợi ích dân tộc hạn hẹp. Bắc Kinh thường lựa cách tiếp cận có mẫu số chung nhỏ nhất, chọn lập trường an toàn và gây ít tranh cãi nhất, và đợi xem quan điểm của các chính phủ khác trước khi tuyên bố quan điểm của mình.
Trái ngược hẳn với sự thụ động này, khi đứng trước những vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nhân quyền và chủ quyền trên các lãnh thổ tranh chấp, Bắc Kinh lại rất cảnh giác và có chính sách ngoại giao vô cùng cương quyết. Tuy nhiên, những nỗ lực để bảo vệ các lợi ích này lại thường vụng về và cuối cùng gây nên phản tác dụng đối với hình ảnh quốc gia và các mục tiêu Trung Quốc muốn hướng tới. Như vậy, ngoài việc bảo vệ những lợi ích quốc gia nêu trên, nền ngoại giao Trung Quốc vẫn là nền ngoại giao thụ động nếu so với tầm vóc và vị thế quan trọng của quốc gia này.
Khi nhắc đến vấn đề quản trị toàn cầu, trong đó bao gồm cả cống hiến cho lợi ích chung một
cách tương xứng với năng lực tổng hợp của một quốc gia, cách ứng xử của Bắc Kinh cũng
thường thụ động và hẹp hòi giống như trong những khía cạnh khác của nền ngoại giao nước này.
Trung Quốc có một số đóng góp nhất định trong việc quản trị toàn cầu như tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp Quốc, tham gia chống cướp biển ở vịnh Aden, các biện pháp chống khủng bố ở Trung Á, hỗ trợ phát triển cho các nước khác, ngăn chặn phổ biến các nguyên liệu (chế tạo vũ khí) hạt nhân, y tế, cứu trợ thiên tai và chống tội phạm quốc tế. Trung Quốc xứng đáng được ghi nhận ở những lĩnh vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể và nên làm nhiều hơn nữa; quốc gia này vẫn đang "đánh ở hạng cân dưới" (thuật ngữ trong môn quyền Anh) do chưa đóng góp một cách tương xứng với tầm vóc, sự giàu có và tầm ảnh hưởng tiềm năng của mình. Thế giới nên mong đợi và đòi hỏi nhiều hơn thế từ Trung Quốc.
Tại sao chính sách ngoại giao trong quản trị toàn cầu của Trung Quốc lại bị hạn chế như vậy? Có ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, nội bộ Trung Quốc vẫn tồn tại sự hoài nghi sâu sắc về những giả thuyết của chủ nghĩa tự do và những khái niệm căn bản của quản trị toàn cầu. Họ cho rằng đó chỉ là một cái bẫy mới nhất do các nước phương Tây (chủ yếu là Mỹ) giăng ra để làm Trung Quốc "tiêu hao sinh lực" bằng cách đẩy quốc gia này sa lầy vào những cuộc khủng khoảng và những nơi không có các lợi ích quốc gia trực tiếp. Theo đó, có thể phân tán nguồn lực và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thứ hai, người Trung Quốc sẽ chỉ trích chính phủ vì phân bổ nguồn lực ra nước ngoài trong khi nghèo đói và các thách thức cấp bách khác vẫn tồn tại trong nước. Và thứ ba, Trung Quốc có cách tiếp cận mang tính "giao dịch" nhằm tối đa hóa hiệu quả, đặc biệt (khi các tiếp cận ngoại giao này) liên quan tới hỗ trợ tài chính. Điều này bắt nguồn từ văn hóa kinh doanh của Trung Quốc nhưng cũng đã lan ra cách ứng xử của Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác. Người Trung Quốc muốn biết chính xác họ sẽ nhận lại được gì và khi nào nhận lại được từ khoản đầu tư của mình. Bởi vậy, những khái niệm về các hoạt động xuất phát từ tinh thần nhân ái và đóng góp không vụ lợi cho những lợi ích chung vẫn còn khá lạ lẫm với suy nghĩ của nhiều người Trung Quốc.
Kết quả là trong lĩnh vực ngoại giao - song phương, đa phương và quản trị toàn cầu - Bắc Kinh vẫn tham gia một cách thụ động và miễn cưỡng. Vẫn còn chặng đường dài để Trung Quốc trở thành một "bên liên quan có trách nhiệm" như Robert Zoellick kêu gọi năm 2005. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn bó hẹp trong phạm vi tư lợi và sự tham gia của Bắc Kinh trong vấn đề quản trị toàn cầu vẫn mang tính tối giản và thủ thuật hơn là theo quy chuẩn hay chiến lược. Trên thực tế, nhiệm vụ thực sự của ngoại giao Trung Quốc là ngoại giao kinh tế. Xem xét thành phần phái đoàn tháp tùng chủ tịch nước hay thủ tướng Trung Quốc trong các chuyến công du nước ngoài, chúng ta sẽ thấy rất nhiều CEO của các công ty Trung Quốc – những người đang tìm kiếm nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, cơ hội giao dịch và đầu tư (ở bên ngoài).
Hoạt động ngoại giao vụ lợi này khó có thể đem lại cho Bắc Kinh sự tôn trọng của thế giới, trên thực tế những chỉ trích và phản ứng gay gắt (đối với nền ngoại giao kiểu này của Trung Quốc) đang ngày càng lan rộng khắp thế giới (đặc biệt là ở châu Phi và châu Mỹ La tinh).
Năng lực quân sự là một lĩnh vực khác cho thấy hình ảnh cường quốc nửa vời của Trung Quốc: ngày càng trở thành một cường quốc trong khu vực, nhưng hoàn toàn không phải là một cường quốc toàn cầu. Trung Quốc không thể khai triển sức mạnh của mình ra ngoài khu vực châu Á (ngoài cách thông qua các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chương trình không gian và các năng lưc chiến tranh mạng). Ngay cả tại châu Á, khả năng triển khai sức mạnh của Trung Quốc cũng vẫn hạn chế (dù đang có sự cải thiện). Khả năng Trung Quốc có thể triển khai sức mạnh quân sự của mình đủ lâu để chiếm được ưu thế trong một cuộc xung đột trong phạm vi 500 hải lý (ví dụ như trong các tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông) vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ. Quân đội Trung Quốc chưa được thử thách trong thực tế bởi chưa từng tham chiến bất kì lần nào kể từ năm 1979. Đúng là hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã và đang gia tăng đều đặn trong 25 năm qua.
Trung quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới (ngân sách chính thức năm 2014 là 131.6 tỷ USD). Trung Quốc cũng có lực lượng quân thường trực lớn nhất, một loạt vũ khí tân tiến, một lực lượng hải quân có thể hoạt động ở các vùng biển xa phía tây Thái Bình Dương, đôi khi cả ở Ấn Độ Dương, cùng với một tàu sân bay còn sơ khai. Bởi thế, không dễ để “vuốt râu” quân đội Trung Quốc khi lực lượng này chắc chắn có đủ khả năng để bảo vệ đất nước, (thậm chí) đã có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến lấy lại đảo Đài Loan (nếu Mỹ không can thiệp nhanh chóng và toàn diện). Trung Quốc được coi là một cường quốc quân sự ở khu vực châu Á, và bởi vậy đang làm thay đổi cán cân quyền lực tại đây, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn chưa cho thấy khả năng triển khai sức mạnh ở quy mô toàn cầu. Trung Quốc không có căn cứ quân sự nào ở nước ngoài, không có tuyến hậu cần và liên lạc trên phạm vi rộng, hệ thống vệ tinh toàn cầu còn thô sơ. Hải quân Trung Quốc vẫn chủ yếu hoạt động trong vùng biển gần, trong khi không quân chưa cho thấy một cách thuyết phục khả năng tấn công tầm xa và do thám. Lực lượng lục quân vẫn chưa tìm ra cách dàn quân nhanh chóng.
Hơn nữa, về mặt chiến lược, Trung Quốc có thể được miêu tả như một "cường quốc cô độc" -
thiếu chiến hữu và không có đồng minh. Ngay cả trong mối quan hệ thân cận nhất của Trung
Quốc (với Nga), sự thiếu tin cậy và những nghi ngờ mang tính lịch sử đã thấm sâu vào quan hệ giữa hai nhà nước thoạt nhìn có vẻ hòa hợp ấy. Không một quốc gia nào trông cậy vào sự che chở và đảm bảo an nình từ Bắc Kinh (ngoại trừ Pakistan) – điều cho thấy Trung Quốc đặc biệt thiếu tầm ảnh hưởng chiến lược của một cường quốc. Trong khi ngược lại, các nước khác ở châu Á đang cố gắng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và cải thiện khả năng hợp tác khi các nước này nhận thấy sự khó lường cùng với những mối đe dọa tiềm ẩn từ Trung Quốc.
Chuyển từ sức mạnh cứng sang sức mạnh mềm, Trung Quốc đang thể hiện như thế nào với
cương vị là một cường quốc văn hóa toàn cầu? Không mấy khả quan. Không một xã hội nào xem Trung Quốc là hình mẫu về văn hóa, không một quốc gia nào cố gắng sao chép hệ thống chính trị của Trung Quốc, còn mô hình kinh tế của Trung Quốc lại khó có thể nhân rộng được ở những nơi khác. Bất chấp những nỗ lực to lớn và nguồn lực khổng lồ mà chính phủ Trung Quốc đã đổ vào nhằm quảng bá mạnh mềm và cải thiện hình ảnh quốc tế của mình từ năm 2008, danh tiếng của Trung Quốc vẫn (dường như) ngày càng xấu đi. Các cuộc khảo sát dư luận cho thấy, ở khắp nơi trên thế giới, người ta đang nhìn nhận về Trung Quốc trong cảm thức lẫn lộn, theo chiều hướng xấu đi với ngày càng nhiều vấn đề.
Trung Quốc không tạo được sức hút về mặt xã hội, kinh tế hay chính trị để những nước khác noi theo. Vấn đề của Trung Quốc - ở trong cả bốn lĩnh vực - là nước này quá khác biệt. Trung Quốc thiếu sức hút phổ quát vượt ra ngoài biên giới hay ngoài cộng đồng người Hoa. Tính riêng biệt trong văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị khiến Trung Quốc hiện giờ vẫn như không hề có sức mạnh mềm ở tầm toàn cầu.
Các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc – như nghệ thuật, phim ảnh, văn học, âm nhạc, giáo dục - vẫn ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc và không tạo được những xu hướng văn hóa toàn cầu.
Mặc dù sự phát triển kinh tế của Trung Quốc rất đáng ngưỡng mộ, nhưng đây lại là sản phẩm
của một sự kết hợp độc đáo và không thể “nhân bản” ở bất kì quốc gia nào khác. (Bởi không một quốc gia nào có thể hội tụ được những đặc tính như) cạnh tranh kinh tế nhờ quy mô, kế hoạch nhà nước kiểu Xô-viết, tinh thần kinh doanh cá nhân, một lực lượng lao động dồi dào và có kỷ luật, hệ thống nghiên cứu và phát triển có quy mô, cùng lượng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ v.v. (như Trung Quốc). Kể cả khi thực sự tồn tại một "mô hình Trung Quốc" (điều này còn đang gây tranh cãi), nó cũng không thể đem đi chiết ghép được bởi sự kết hợp của những yếu tố tăng trưởng này không tồn tại ở những nơi khác. Tương tự, hệ thống chính trị của Trung Quốc cũng là một hỗn hợp đa dạng gồm có chủ nghĩa cộng sản của Lenin, chủ nghĩa độc đoán của châu Á, truyền thống Nho giáo và một nhà nước có kỷ luật nội bộ thép. Tính đặc thù của Trung Quốc không thể nhân rộng - không một quốc gia nào cố gắng làm vậy, và không một người nước ngoài nào cố gắng xin tị nạn chính trị hay trở thành công dân Trung Quốc.
CÒN sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thì sao? Đây là lĩnh vực mà người ta trông đợi Trung
Quốc trở thành một siêu cường và một nước dẫn dắt các xu hướng - tuy nhiên ảnh hưởng của
Trung Quốc lại ít hơn nhiều so với mong đợi. Giống như những lĩnh vực khác, kinh tế Trung
Quốc có những con số ấn tượng nhưng chất lượng lại yếu kém. Trung Quốc là quốc gia (có quy mô) thương mại lớn nhất thế giới, nhưng hàng xuất khẩu lại chủ yếu là hàng tiêu dùng giá rẻ;
Trung Quốc ít có các thương hiệu quốc tế; chỉ một số ít các công ty đa quốc gia của nó đang hoạt động thành công ở nước ngoài. Tổng số vốn mà Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) chỉ đứng thứ 17 thế giới; các chương trình viên trợ nước ngoài của Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với chương trình của Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản hay Ngân hàng Thế giới. Khi nhìn vào mặt chất thay vì mặt lượng, hồ sơ kinh tế toàn cầu của Trung Quốc cũng không thực sự. Đây vẫn là một nền kinh tế gia công và lắp ráp – chứ chưa phải là một nền kinh tế phát minh và sáng chế. Hầu hết những sản phẩm xuất khẩu được lắp ráp hoặc sản xuất ở Trung Quốc đều được phát minh hoặc sáng chế ở một nơi khác. Tình trạng đánh cắp sở hữu trí tuệ tràn lan ở Trung Quốc và các chương trình thúc đẩy "sự sáng tạo trong nước" (đổ hàng tỷ đô la vào nghiên cứu và phát triển hàng năm) đã thừa nhận rằng trung quốc đang thất bại trong lĩnh vực phát minh và sáng tạo. Điều này có thể - và có nhiều khả năng - sẽ thay đổi theo thời gian - nhưng cho đến bây giờ, Trung Quốc hầu như vẫn chưa thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho bất kỳ dòng công nghệ hay sản phẩm nào (hay trong khoa học tự nhiên, y học, khoa học xã hội và nhân văn). Tương tự, theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới năm 2013-2014 của tạp chí Times Higher Education, Trung Quốc cũng chỉ có hai trường đại học trong top 100 trên thế giới.
Nếu muốn thúc đẩy sự sáng tạo, Trung Quốc đương nhiên sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt
động nghiên cứu và phát triển. Theo Quỹ Khoa học Quốc gia (Trung Quốc), năm 2009 Trung
Quốc chỉ chi 1.7% trăm GDP cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn so với mức 2.9% GDP của Mỹ, 2.8% của Đức hay hơn 3.3% của Nhật Bản. Thậm chí, Trung Quốc còn không lọt vào Top 20 quốc gia có "Cường độ nghiên cứu" (chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển) đứng đầu thế giới, bởi vì ước tính 80% của các khoản đầu tư này đang được chi cho phát triển sản phầm và chỉ có 5% dành cho nghiên cứu cơ bản. Một dấu hiệu đáng chú ý khác (của một cường quốc thiếu sức sáng tạo) là việc Trung Quốc ít được xướng tên trong các giải thưởng Nobel. Từ năm 1949 đến năm 2010, 584 giải Nobel đã được trao tặng. Nhưng chỉ có 10 người Trung Quốc dành được giải này (trong đó có 8 giải thưởng về khoa học), nhưng 8/10 người dành giải Nobel của Trung Quốc đều đang làm việc ở nước ngoài. Hai ngoại lệ là giải Nobel Hòa Bình năm 2010 cho Lưu Hiểu Ba và giải văn chương năm 2011 cho Mạc Ngôn. Trích dẫn trên các tạp chí chuyên ngành cũng là một chỉ số khác. Trong số các bài viết được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới (ở tất cả các ngành học thuật), học giả Trung Quốc chỉ chiếm có 4% - trong khi học giả Mỹ chiếm tới 49%.
Tình trạng "thiếu tính sáng tạo" mãn tính của Trung Quốc khiến nước này sa lầy vào "bẫy thu
nhập trung bình" đầy nguy hiểm. Cách duy nhất để thoát khỏi cái bẫy này là sáng tạo - giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đã minh chứng trước đây. Và điều này đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải đầu tư nhiều hơn nữa vào nghiên cứu và phát triển - nó đòi hỏi một chế độ giáo dục dựa trên tư duy phê phán và tự do khám phá. Điều này lại đòi hỏi một chế độ chính trị tương đối cởi mở và dân chủ, không có kiểm duyệt hay "vùng cấm" trong nghiên cứu.
Học sinh và các trí thức phải được khen thưởng - không phải bị ngược đãi hay trừng phạt - vì đã dám thách thức “trí tuệ đám đông” và phạm sai lầm. Cho đến khi điều này diễn ra, Trung Quốc sẽ mãi mãi bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình - chuyên lắp ráp và sản xuất chứ không sáng tạo và phát minh.
Dưới góc nhìn đấy, thương mại khổng lồ của Trung Quốc yếu hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.
Những nhược điểm tương tự cũng nổi rõ trong ODI của Trung Quốc. Mặc dù chính phủ dành ưu tiên cao cho các công ty Trung Quốc "hướng ra bên ngoài", tính đến nay ODI của Trung Quốc vẫn còn khá khiêm tốn. Như đã nói ở trên, tổng mức ODI của Trung Quốc chỉ giúp nước này ngấp nghé ở trong Top 20 thế giới, mặc dù lượng vốn “xuất khẩu” hàng năm đang tăng trưởng nhanh chóng và đứng thứ ba thế giới (88.2 tỷ đô la Mỹ năm 2012). Tuy nhiên, nó cũng chỉ bằng ¼ ODI của Mỹ trong năm đó.
Quan trọng hơn, giống như ở các lĩnh vực khác, chúng ta phải biết cách nhìn xuyên qua các số liệu và đặt hỏi câu hỏi về chất lượng. Những khoản đầu tư đấy đi về đâu và nó có phải là đầu tư thật không? Điểm đến và thành phần của đầu tư nước ngoài ODI của Trung Quốc đã và đang thay đổi nhanh chóng từ năm 2011, nhưng một phần lớn vẫn là các vốn đầu tư chảy vào những nơi như quần đảo Virgin thuộc Anh hay Quần đảo Grand Cayman (những nơi được xếp hạng địa điểm nhận đầu tư đứng thứ hai và thứ ba năm 2011). Do vậy, một phần trong số đó không hẳn là đầu tư nước ngoài - nó thực ra là tiền chuyển ra nước ngoài đến những nơi cất giấu an toàn. Điều này không những đúng với chính phủ và các công ty Trung Quốc, mà còn đúng với cả tài sản cá nhân. Bản Báo cáo thường niên về Chuyển dịch Dân số Quốc tế của Trung Quốc năm 2014, biên soạn bởi Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, gần đây đã cho thấy từ năm 1990 có 9.3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài, đem theo 2,800 tỷ nhân dân tệ (tương đương 46 tỷ USD).
Đây không phải là một diễn biến mới, mà là một xu hướng ngày càng phổ biến trong suốt thập kỷ qua. Khi tầng lớp tinh hoa kinh tế của một quốc gia ra đi với số lượng lớn và sốt sắng cất tài sản tiết kiệm cá nhân ở nước ngoài, rõ ràng họ rất thiếu niềm tin vào hệ thống chính trị và kinh tế trong nước.
Thế nhưng gần đây hồ sơ và địa điểm đầu tư của Trung Quốc đang thay đổi. Trung Quốc đang khởi động đầu tư và mua bán khắp châu Á, châu Mỹ La tinh, châu Âu và Mỹ. Người mua Trung Quốc đang chộp lấy mọi loại tài sản - các khu đất dân cư và thương mại, các nhà máy, các khu công nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và phát triển, các trang trại, các mảnh rừng, các khu mỏ, các vùng dầu khí, và nhiều loại tài nguyên khác. Các tập đoàn Trung Quốc đang xông xáo sáp nhập hay mua lại các công ty nước ngoài. Người dân Trung Quốc cũng đang mua với số lượng lớn các sản phẩm nghệ thuật quý giá trên thị trường đấu giá thế giới. Do đó, hồ sơ đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đang thay đổi một cách chóng mặt, nhưng ảnh hưởng của nó thì vẫn chưa rõ.
Thế còn các tập đoàn đa quốc gia của Trung Quốc thì sao? Chúng có tính cạnh tranh như thế nào ở nước ngoài? Cũng giống như ở các hạng mục khác, các công ty này có nhiều điểm yếu hơn điểm mạnh. Thoạt nhìn, theo bảng xếp hạng Fortune Global 500, các công ty của Trung Quốc giờ đây đứng thứ hai chỉ sau các công ty đa quốc gia của Mỹ. Nhưng những xếp hạng này được tính dựa trên tổng doanh thu và lợi nhuận – chứ không phải dựa vào nguồn gốc mà công ty tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Khi xem xét các công ty Trung Quốc trong danh sách năm 2013, có thể nhanh chóng thấy rõ rằng rất ít trong số này đang hoạt động ở nước ngoài và chỉ một số ít thu được hơn một nửa số doanh thu từ ngoài nước. Do đó chúng không thực sự là các tập đoàn đa quốc gia, mà đúng hơn là các công ty hoạt động trong nước.
Nhiều công ty Trung Quốc có tham vọng mở rộng ra toàn cầu, nhưng cho đến này những công ty này chưa thu được kết quả khả quan. Người ta tìm thấy nhiều ví dụ về những công ty đa quốc gia của Trung Quốc bị thất bại hơn số đã thành công. Việc sáp nhập và mua lại các công ty của Trung Quốc thường gặp vấp váp vì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc không thẩm định trước hay vì sự xung đột về văn hóa giữa các công ty. Nhiều người cho rằng điểm yếu lớn nhất của các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc là nguồn nhân lực - đặc biệt là vị trí quản lý. (Công ty Trung Quốc) hiếm khi có một lãnh đạo thông thạo nhiều ngôn ngữ và hiểu biết nhiều nền văn hóa, trong khi đó họ tránh việc thuê vị trí quản lí cấp cao nước ngoài với kỹ năng như thế (tập đoàn Huawei và Haier là hai ngoại lệ). Các công ty Trung Quốc và quản lý của chúng thường không thể thoát khỏi văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn kinh doanh trong nước của họ. Bởi họ thích hệ thống cấp bậc và các vai trò được xác định rõ ràng ở nơi làm việc, nên người Trung Quốc thường không thích nghi tốt với các cơ chế quản lý "bằng phẳng hơn" - ở đó đánh giá cao sự phân quyền cũng như sáng kiến cá nhân. Những khuynh hướng này đã dẫn đến sự va chạm văn hóa lặp đi lặp lại trong những phi vụ sáp nhập của Trung Quốc với các công ty phương Tây.
Các công ty Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong việc thích nghi với các môi trường pháp lý, quy định, thuế và chính trị nước ngoài. Tính minh bạch và quản trị doanh nghiệp không phải những đặc tính thường thấy ở các công ty Trung Quốc, nơi mà các quy trình ra quyết định thường không rõ ràng, hoạt động kinh doanh thường xuyên đối diện với tệ tham nhũng và các quy trình kế toán hay bị gian lận. Nhiều công ty Trung Quốc bị phát hiện nộp những thông tin lừa đảo lên cơ quan quản lý chứng khoán ở Mỹ trước khi họ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering - IPO).
Tính thiếu cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng thể hiện rõ khi nói đến thương
hiệu quốc tế. Chỉ một nhóm nhỏ các công ty Trung Quốc đã có thể thiết lập sự hiện diện thương hiệu ở nước ngoài: bia Thanh Đảo, hàng gia dụng Haier, viễn thông Huawei, hãng hàng không Air China, ô tô Geely và một nhóm các hãng khác. Nhưng không một công ty Trung Quốc nào được xếp hạng trong số 100 thương hiệu quốc tế của Business Week/Interbrand.
Các thước đo khác về năng lực nội tại của Trung Quốc cũng không được xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế. Vào năm 2014, tổ chức Freedom House xếp Trung Quốc đứng thứ 183 trên tổng số 197 quốc gia về tự do báo chí. Từ năm 2002, Chỉ số Quản trị tổng hợp toàn Thế giới của Ngân hàng Thế giới đã liên tục xếp Trung Quốc vào phân vị thứ 30 cho ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng, phân vị thứ 50 cho tính hiệu quả của chính phủ, phân vị thứ 40 cho chất lượng quy định và tính pháp quyền, và dưới phân vị thứ 10 cho tính trách nhiệm. Diễn đàn Kinh tế Thế giới chỉ xếp Trung Quốc ở vị trí thư 29 về Tính cạnh tranh Toàn cầu năm 2013, cùng với đó là vị trí thứ 68 cho tham nhũng và thứ 54 cho đạo đức kinh doanh. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Trung Quốc ở vị trí còn thấp hơn (thứ 80) trong danh mục Tham nhũng Thế giới. Trong hầu hết các ước tính và phân loại này, Trung Quốc đều đã tụt hạng trong thập kỷ qua. Qua các tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn trước đó, sự hiện diện toàn cầu và danh tiếng của Trung Quốc đang đi cùng với nhau. Trong nhiều hạng mục, Trung Quốc bị xếp chung với nhóm với những quốc gia hoạt động kém hiệu quả nhất và ít được tôn trọng nhất thế giới.
Báo cáo Phát triển Con người của Liên hợp Quốc năm 2013 cũng tiếp tục cho thấy dẫu Trung
Quốc đã tạo ra sự tiến bộ về kinh tế xã hội đáng ngưỡng mộ từ thập niên 1980, quốc gia này vẫn là một nước đang phát triển. Trung Quốc xếp thứ 101 thế giới về chỉ số tổng thể trong tổng số 187 quốc gia được khảo sát. Thu nhập bình quân đầu người nay đã đạt gần 8,000 USD xét theo sức mua tương đương, thế nhưng 13.1% dân số Trung Quốc vẫn sống với dưới 1.25 USD/ngày.
Xét tuổi thọ, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, dịch vụ y tế, chất lượng giáo dục và bất bình đẳng, Trung Quốc vẫn đi sau các nước công nghiệp. Ô nhiễm môi trường của nó tồi tệ nhất thế giới và đang góp phần vào tỷ lệ ung thư gia tăng nhanh chóng. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ gần đây để mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và sức khỏe nguy kịch cùng với dịch vụ bảo hiểm, phần lớn người dân Trung Quốc vẫn gặp nhiều rủi ro khi bị bệnh tật tấn công. Hệ số Gini của nó (thước đo bất bình đẳng thu nhập, với 0 thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối và 1 thể hiện sự bất bình đẳng tuyệt đối) đang ở mức gần 0.5, vào hàng cao nhất trên thế giới. Các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc đang cho ra những kết quả kiểm tra đẳng cấp quốc tế, nhưng hệ thống trường đại học vẫn tụt hậu rất xa so với những trường hàng đầu thế giới.
Những quan sát này không có ý coi thường những thành quả phát triển thần kỳ của Trung Quốc trong suốt ba thập kỷ qua, chúng chỉ đơn giản để nhắc nhở rằng Trung Quốc không hề ở gần thứ hạng đầu của các bảng xếp hạng thế giới ở nhiều hạng mục phát triển.
ĐÂY là diện mạo của Trung Quốc ngày hôm nay. Mười hay hai mươi năm nữa, vị trí toàn cầu của Trung Quốc có khả năng sẽ được cải thiện ở mọi lĩnh vực và có thể nó sẽ hoạt động trên toàn cầu giống như Mỹ, thế nhưng bây giờ, Trung Quốc cùng lắm cũng chỉ là một cường quốc nửa vời. Ta chưa nên đơn giản cho rằng quỹ đạo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục không suy giảm. Nó có thể, thế nhưng cũng có hai khả năng khác - trì trệ và thụt lùi.
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc đang đi đến kết luận rằng nước này đang đạt tới đỉnh điểm ở
nhiều mặt. Tăng trưởng chung đang chậm lại (do chi phí sản xuất đang gia tăng và lợi thế so
sánh đang giảm xuống) và chính phủ đang phải vật lộn để giữ tỉ lệ tăng trưởng hàng năm ở mức 7%, điều được coi là cần thiết để đảm bảo có đủ việc làm, hấp thụ nhân lực mới vào lực lượng lao động và duy trì ổn định xã hội. Dù có thể đã cố gắng, chính phủ vẫn không thể thực hiện được sự chuyển dịch được công bố từ một nền kinh tế xuất khẩu và đầu tư sang một nền kinh tế dựa trên tiêu thụ trong nước gia tăng và "kinh tế tri thức" sáng tạo. Sản xuất vẫn chưa có được sự dịch chuyển đáng kể lên mức cao hơn trên chuỗi giá trị và bậc thang công nghệ, trong khi cái ghìm của bẫy thu nhập trung bình đang dần khép vào (và có thể trở thành tình trạng vĩnh viễn).
Nợ địa phương đang tăng lên và nhiều cơ quan chính phủ địa phương đang chới với trên bờ vực phá sản. Bất bình đẳng xã hội đang ngày càng sâu sắc, tham nhũng tràn lan cả ở trong chính phủ và ngoài xã hội, sự bực bội đang nổi lên ở trong mọi lĩnh vực xã hội, người giàu đang trốn khỏi đất nước với số lượng gia tăng, giới trung lưu đang trì trệ, và hệ thống chính trị vẫn cứng nhắc và hà khắc. Trong khi đó, đất nước lại không thực hiện các cải cách chính trị và pháp luật cần thiết cho việc thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, bởi vì chúng sẽ tác động trực tiếp đến quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số chuyên gia về Trung Quốc đang tranh cãi rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là trở ngại chính cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Đảng là một thể chế đang ngày càng mong manh, cứng nhắc, một thể chế đã trở nên tê liệt từ năm 2008. Một phần lý do của sự tê liệt ấy là quá trình chuyển giao lãnh đạo năm 2012 và cuộc đấu đá phe phái liên quan đến quá trình chuyển giao này (bao gồm cả vụ Bạc Hy Lai), đồng thời nó cũng bắt nguồn từ tình trạng bất ổn gia tăng trong nước (đặc biệt là ở Tây Tạng và Tân Cương). Có những yếu tố khác góp phần vào sự thanh lọc và trấn áp của Đảng trong suốt 5 năm qua, bao gồm cả nỗi sợ về Mùa xuân Ả Rập, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy những chuyển biến tích cực nào về cải cách chính trị kể từ quá trình chuyển giao lãnh đạo và củng cố quyền lực của ông Tập Cận Bình. Ngược lại, việc đàn áp chính trị đã được tăng cường kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức. Thậm chí, những kết quả thực chất mà Hội nghị trung ương 3 khóa 18 - sự kiện được dự báo là một bước đột phá cho cải cách của Trung Quốc - tổ chức vào tháng 11 năm 2013 đạt được đến nay dường như cũng đã bị thổi phồng.
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc nhận ra đây là “tổng hòa các tác nhân” nguy hiểm đang kìm hãm đất nước hiện nay. Chính phủ và người dân Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức đầy khó khăn. Bởi vậy, không nên mù quáng cho rằng trong tương lai Trung Quốc sẽ tiếp tục thể hiện sự năng động như những gì đã đạt được trong 30 năm qua, hoặc cho rằng đường đi của Trung Quốc đến vị trí siêu cường sẽ luôn rộng mở
Nhận xét
Đăng nhận xét